Ở góc độ kỹ thuật, hiểu một cách đơn giản thì blockchain như là một công nghệ lưu trữ dữ liệu kiểu mới, thay cho các kiểu lưu trữ truyền thống. Vậy blockchain có gì mới, ưu việt hơn các nền tảng lưu trữ dữ liệu cũ?
Ưu điểm đầu tiên phải kể đến của công nghệ blockchain là tính phi tập trung. Khác với các công nghệ lưu trữ truyền thống nơi dữ liệu được lưu trữ trập trung trên một hoặc một vài máy chủ thì với blockchain, dữ liệu được lưu và nhân bản trên rất nhiều thiết bị. Chính vì đặc tính này mà dữ liệu sẽ luôn được đảm bảo ở mức ổn định cao nhất, có thể truy cập mọi nơi, mọi lúc, không bị phụ thuộc vào một cá nhân hay một tổ chức nào chi phối dữ liệu này.
Đặc điểm nổi bật thứ hai của blockchain là tính bảo mật cao. Cũng xuất phát từ đặc tính thứ nhất là tính phi tập trung, dữ liệu được lưu trữ trên blockchain sẽ được các thành phần tham gia mạng lưới xác thực lẫn nhau theo một cơ chế mã hoá cực kỳ bảo mật (gọi là cơ chế đồng thuận). Với cơ chế này, dữ liệu không thể bị làm giả, không thể bị can thiệp một cách thủ công theo ý muốn của một hay một vài cá nhân nào đó. Dữ liệu trên blockchain chỉ có thể được thêm vào tuần tự, không thể bị sửa đổi sau khi đã được lưu trữ. Toàn bộ lịch sử lưu trữ dữ liệu cũng được lưu lại trên blockchain. Chính những cơ chế bảo mật nghiêm ngặt này giúp cho blockchain trở thành một công nghệ bảo mật, an toàn.
Đặc tính thứ ba, rất quan trọng của blockchain là tính minh bạch. Dữ liệu lưu trữ trên blockchain có thể truy xuất được mọi nơi, mọi lúc bởi các bên tham gia.
Như vậy, với ba ưu điểm nổi bật nói trên, công nghệ blockchain sẽ mở ra khả năng ứng dụng tiềm năng cho nhiều lĩnh vực như tài chính ngân hàng, bán lẻ, vận chuyển hàng hóa, sản xuất, viễn thông… Việc áp dụng ứng dụng blockchain vào cuộc sống sẽ đem lại lợi ích thật sự cho cộng đồng và toàn xã hội. Dưới đây ta cùng điểm danh xem ứng dụng blockchain trong các lĩnh vực khác nhau như thế nào.
Điển hình như áp dụng đặc điểm không thể làm giả, không thể phá hủy của Blockchain vào ngành công nghiệp sản xuất sẽ giúp người tiêu dùng truy xuất được nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm đang được chào bán.
Đối với nhà sản xuất họ có thể thống kê và lưu trữ toàn bộ số lượng sản phẩm đã tiêu thụ được trên thị trường, bao nhiêu sản phẩm còn tồn đọng.
Khi người bệnh đi khám hay xét nghiệm, mọi kết quả của họ sẽ được lưu trữ sử dụng công nghệ ứng dụng blockchain sẽ giúp người bệnh bảo mật toàn bộ thông tin và chỉ số xét nghiệm của mình. Ngoài ra, còn giúp người bệnh giảm thiểu chi phí xét nghiệm lại khi đến các bệnh viện mới cũng như góp phần giúp nơi tiếp nhận bệnh nhân mới có thể truy xuất tiền sử bệnh tật, phác đồ điều trị hay các phản ứng phụ đối với các loại thành tố thuốc trước đây của bệnh nhân. Từ đó sẽ giúp chuẩn đoán tốt bệnh nhân tốt hơn.
Áp dụng công nghệ Blockchain giúp cho việc quản lý các chứng chỉ, bằng cấp của các trường đại học nói chung hay các cơ sở đào tạo nghề nói riêng nếu được áp dụng công nghệ Blockchain, góp phần minh bạch hóa hồ sơ học viên cũng như giúp các nhà tuyển dụng dễ dàng truy xuất nguồn gốc cơ sở đào tạo hay quá trình học tập của các ứng viên từ thấp đến cao.
Dự án chuyển tiền ngang hàng sử dụng công nghệ blockchain là một phần trong những nỗ lực cung cấp dịch vụ tài chính an toàn, bảo mật cao với chi phí thấp – một lĩnh vực mà các ngân hàng lớn đang bị bỏ xa bởi các đối thủ nhỏ hơn. Blockchain được xem như là một cách để cắt giảm chi phí và thời gian thanh toán bù trừ giao dịch liên ngân hàng,
Với công nghệ Blockchain, các doanh nghiệp có thể yên tâm khi ký các hợp đồng thông minh và đưa giải pháp thanh toán. Từ đây có thể dễ dàng kinh doanh và hợp tác với nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước trong một thời gian ngắn hơn và thủ tục đơn giản hơn nhiều lần.
Liên hệ: info@bantayso.com